Tại CES 2018, rất nhiều công nghệ tiên tiến đã được đưa lên những chiếc laptop mới tuy nhiên điểm khác lạ là không có bất cứ chiếc laptop nào có màn hình OLED.
Sự vắng mặt của công nghệ màn hình này thực sự là một điều khá bất thường. Tại CES 2016, Lenovo đã giới thiệu chiếc laptop đầu tiên sử dụng màn hình OLED đó chính là Yoga ThinkPad X1. Năm nay, Yoga X1 không còn tùy chọn màn hình OLED và Lenovo cũng không có kế hoạch sử dụng màn hình OLED trên bất kỳ chiếc laptop nào.
Lenovo không phải là trường hợp duy nhất, HP cũng đã từng trang bị màn hình OLED trên dòng laptop Spectre tuy nhiên không có bất kỳ chiếc laptop nào của HP trong năm nay được trang bị màn hình này kể cả chiếc laptop cao cấp nhất của hãng là Specter X360 15 inch. Bên cạnh đó cũng không có bất kỳ nhà sản xuất nào giới thiệu một chiếc laptop hay máy tính lai với màn hình OLED. Công nghệ tấm nền OLED ngày càng phổ biến trên TV và smartphone thế nhưng dường nó đã chết trên những chiếc laptop.
Nguyên nhân là gì?
Sự phát triển và sụp đổ của công nghệ OLED trên màn hình laptop thực sự là một bí ẩn lớn. Rõ ràng màn hình OLED mang lại chất lượng hình ảnh cao hơn nhiều so với màn hình LCD truyền thống và cũng tiết kiệm năng lượng hơn. Quả thật đây là công nghệ màn hình vô cùng ấn tượng.
Thế nhưng hiệu quả của màn hình OLED còn phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng nó. Mỗi điểm ảnh sẽ được bật tắt tùy ý. Khi tất cả các điểm ảnh đều bị tắt hoặc ở chế độ ánh sáng thấp thì không có vấn đề gì thế nhưng khi tất cả các điểm ảnh đều được bật sáng thì đây lại là câu chuyện khác.
Lenovo cho biết việc “ngốn pin” chính là lý do tại sao hãng này đã loại bỏ công nghệ màn hình OLED. Pete Ellis – giám đốc sản xuất của HP cũng có chung quan điểm và cho biết rằng: “Một phần vấn đề nằm ở việc màn hình thể hiện màu trắng, đây là một vấn đề lớp đối với laptop khi so sánh với TV.”
Vậy sử dụng màn hình OLED trên TV và laptop khác gì nhau? Hãy nghĩ về cách mà bạn sử dụng laptop. Bạn có thể xem phim trên laptop tuy nhiên phần lớn thời gian bạn sẽ sử dụng máy vào việc đọc email, làm việc văn phòng hoặc mua sắm online. Đối với những tác vụ trên, màn hình sẽ OLED sẽ hiển thị gam màu trắng rất nhiều, ngay cả khi bạn là một người am hiểu về công nghệ và sẽ cố gắng sử dụng những chủ đề màu đen khi có thể.
Việc lưu giữ một hình ảnh trong thời gian dài cũng khiến cho màn hình xuất hiện tình trạng Burn – in. Ellis cho biết thêm: “Có những hình ảnh tĩnh được hiển thị thường xuyên và đặc biệt là khi chơi một số tựa game.” Công nghệ màn hình OLED ngày nay đã xử lý tốt những vấn đề này trên màn hình TV thế nhưng trên laptop, các chi tiết thường sẽ được được lưu giữ lâu hơn chẳng hạn như thanh tác vụ Windows.
Trên đây là những vấn đề mà các nhà sản xuất đưa ra thế nhưng lý do thứ 3 mà các công ty không muốn thừa nhận đó chính là màn hình OLED chưa thực sự phổ biến. Màn hình OLED sẽ khiến giá thành của một chiếc laptop tăng từ 200 – 300 USD. Những người chuyên về công nghệ sẽ muốn tìm kiếm một chiếc laptop có khả năng hiển thị màu sắc tốt cùng với độ tương phải cao tuy nhiên hầu hết họ sẽ không muốn bỏ ra số tiền quá lớn.
Alienware – thương hiệu laptop chơi game của Dell là hãng vẫn trung thành với màn hình OLED và thậm chí hãng này còn sẽ cho ra mắt nhiều mẫu laptop sử dụng công nghệ màn hình này vào năm nay. Và vấn đề đối với Alienware chính là nguồn cung màn hình OLED khi mà các nhà cung cấp màn hình của họ đã không đáp ứng được so với nhu cầu lớn của Alienware.
Có những công nghệ khác để trở nên vượt trội
Sự vắng mặt của công nghệ OLED trên màn hình của những chiếc laptop tại CES 2018 thực sự là một điều đáng thất vọng. Không có bất kỳ công nghệ tấm nền nào thể hiện được màu sắc đen ấn tượng như màn hình OLED. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc laptop có màn hình OLED thì có lẽ bạn là một người khác may mắn vì có thể công nghệ này sẽ khó xuất hiện trên những chiếc laptop trong những năm tới.
Còn nếu như bạn không sở hữu một chiếc laptop như vậy thì cũng đừng quá tiếc nuối. Công nghệ màn hình HDR hiện đang cho màu sắc tương phải rất cao, màu sắc rực rỡ tương tự như trên màn hình OLED. Thay vì tập trung vào việc tạo ra màu đen có chiều sâu thì công nghệ màn hình HDR tập trung vào việc tạo ra những gam màu trắng rực rỡ và chi tiết, những điều được cho là không thể cách đây vài năm. Tấm nền này thì có chất lượng rất cao và cũng không tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Đây chính là lý do tại sao mà chiếc ThinkPad X1 của Lenovo mới đã không sử dụng tấm nền OLED mà lại sử dụng tấm nền Dolby Vision HDR.
LG thì lại đi theo một con đường khác khi giới thiệu công nghệ Nano – IPS tại CES 2018. Công nghệ tấm nền này được cải tiến từ công nghệ IPS cũ, công nghệ này sử dụng các “hạt nano” có khả năng hấp thụ các bước sóng ánh sáng quá mức. Nghe thì có vẻ phức tạp thế nhưng công nghệ này sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sáng hơn và màu sắc rực rỡ hơn. LG cũng đã tích hợp công nghệ này cho chiếc màn hình rộng 35inch với độ phân giải 5K của họ.
Tiếp đó là Nvidia, hãng này ra mắt công nghệ mới mang tên Big Format Gaming Display (BFGD) cùng với các đối tác khác là Acer, Asus và HP. Những tấm nền màn hình này phục vụ cho mục đích chơi game và có độ phân giải lên tới 4K và màn hình này còn có khả năng đồng bộ với card đồ họa của Nvidia để nâng cao tần số làm tươi để mang đến những trải nghiệm tốt nhất.
Tựu chung lại, dù công nghệ OLED trên màn hình Laptop chưa được hoàn thiện tuy nhiên đây chắc chắn không phải là hồi kết đối với sự phát triển của màn hình Laptop và máy tính để bàn. Mọi người vẫn đồng ý rằng màn hình OELD thực sự rất quan trọng đối với Laptop và một ngày nào đó công nghệ này sẽ có những bước đột phá mới. Từ giờ cho đến lúc đó thì việc sử dụng màn hình HDR 65inch hay màn hình Ultrawide 5K sẽ là những trải nghiệm hình ảnh không hề thua kém.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét